Thiết kế bếp khoa học là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một không gian sống hiện đại và tiện nghi. Vậy làm thế nào để thiết kế một căn bếp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về công năng, thẩm mỹ và phong thủy? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về các nguyên tắc thiết kế bếp, bố trí không gian bếp hợp lý, lựa chọn vật liệu và thiết bị bếp phù hợp.
1. Vì sao phòng bếp cần phải được thiết kế và sắp xếp một cách khoa học
Bếp không chỉ đơn thuần là nơi chế biến thức ăn mà còn là trung tâm sinh hoạt của mọi gia đình. Nơi đây, các thành viên quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những câu chuyện và tạo nên những kỷ niệm ấm áp. Chính vì vậy, việc thiết kế một không gian bếp đẹp, tiện nghi và hợp phong thủy luôn được các gia chủ quan tâm hàng đầu.
Một căn bếp được sắp xếp khoa học không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ mà còn mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho người nội trợ. Việc bố trí hợp lý từng vật dụng, lựa chọn màu sắc hài hòa sẽ góp phần tạo nên một không gian sống lý tưởng.
Từ việc lựa chọn hướng bếp, vị trí đặt bếp nấu, tủ lạnh đến các vật dụng nhà bếp,… tất cả đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tạo nên một không gian bếp vừa đẹp mắt, vừa tiện nghi và an toàn.
Một căn bếp được sắp xếp khoa học không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ mà còn mang đến cảm giác thoải mái cho người nội trợ.
2. Các nguyên tắc thiết kế bếp chuẩn khoa học cần phải nắm
2.1 Nguyên tắc bố trí các khu vực trong phòng bếp hợp lý
Trong thiết kế bếp, ba điểm quan trọng nhất là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu, vì đây là những vị trí mà người nội trợ thường xuyên di chuyển. Để tối ưu hóa công năng và tiết kiệm thời gian, các kiến trúc sư đã áp dụng nguyên tắc tam giác bếp từ năm 1950. Nguyên tắc này nhằm bố trí ba khu vực trên theo hình tam giác, giúp giảm quãng đường di chuyển và nâng cao hiệu quả công việc trong bếp. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế bếp thông minh, nhưng thường bị nhiều gia đình bỏ qua hiện nay.
2.2 Khoảng trống giữa đảo bếp và quầy bếp
Các chuyên gia thiết kế nội thất khuyên rằng, khoảng cách lý tưởng giữa đảo bếp và quầy bếp nên nằm trong khoảng từ 90 – 150cm. Khoảng cách này được tính toán dựa trên các yếu tố như tầm với, tần suất đi lại trong bếp, nhằm thuận tiện nhất cho người nội trợ.
Ngoài ra, cần chú ý đến khoảng không gian xung quanh vị trí đảo bếp. Khoảng cách lý tưởng nhất là 1m, đảm bảo không quá chật chội, giúp giữ cho không gian trở nên thoáng đãng. Đặt tủ bếp quá xa đảo bếp cũng không thuận tiện cho gia chủ trong việc di chuyển và sử dụng.
2.3 Lựa chọn kích thước tủ bếp hợp lý
Một bộ tủ bếp được thiết kế với chiều cao phù hợp sẽ giúp người nội trợ dễ dàng tiếp cận các ngăn kéo, kệ tủ mà không cần phải với quá cao hoặc cúi quá thấp, gây bất tiện khi dùng. Ngoài ra, kích thước của tủ bếp cũng cần được cân nhắc sao cho hài hòa với diện tích căn bếp. Tủ bếp quá lớn có thể làm không gian trở nên chật chội, bí bách, trong khi tủ bếp quá nhỏ lại không đủ đáp ứng nhu cầu lưu trữ của gia đình.
Khi thiết kế tủ bếp, cần chú ý đến khoảng cách giữa tủ trên và tủ dưới, cũng như giữa tủ bếp và trần nhà. Điều này giúp việc lau chùi và vệ sinh các góc cạnh trở nên dễ dàng hơn, giữ cho không gian bếp luôn sạch sẽ.
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn tương ứng với các vị trí lắp đặt như sau:
- Kích thước tủ bếp trên: Kích thước tủ bếp trên tiêu chuẩn thường dao động như sau: Chiều cao chuẩn từ 30cm đến 70cm, 900mm; chiều sâu tủ trung bình từ 300 đến 350mm; chiều rộng tủ bếp trên thường là 30, 40, 45, 50, 60, 80 đến 100cm.
- Kích thước tủ bếp dưới: Chiều cao tiêu chuẩn: 82cm – 92cm (tính từ sàn lên tới mặt bàn bếp); chiều sâu tủ bếp: từ 56cm – 60cm; độ dày mặt bàn bếp tối thiểu 2cm, độ rộng mặt bếp tối thiểu 61cm.
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ dưới: khoảng 0.35m-0.45m, tối đa là 0.6m-0.75m và lý tưởng nhất là 0.45m.
Trên đây chỉ là kích thước tham khảo dành cho mẫu tủ bếp phổ biến theo chiều cao trung bình của người Việt. Để có một không gian bếp thực sự thoải mái và phù hợp với nhu cầu sử dụng của riêng bạn, hãy tìm đến các đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp để được tư vấn. Đồng thời, tham khảo nhiều mẫu thiết kế tủ bếp khác nhau để tìm kiếm ý tưởng phù hợp cho không gian nhà bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn kích thước mặt bàn bếp phù hợp phong thuỷ, tiêu chuẩn
2.4 Tận dụng nội thất bếp thông minh, đa năng
Xu thế của thời đại công nghiệp, những món đồ nội thất bếp thông minh đã dần trở thành phương tiện không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Chúng như “trợ thủ đắc lực”, giúp các chị em nội trợ giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc nấu nướng, dọn dẹp. Từ những thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng đến những tính năng thông minh, hiện đại, nội thất bếp đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều gia đình.
Những món đồ nội thất bếp thông minh đã dần trở thành phương tiện không thể thiếu trong mỗi căn bếp
Đặc biệt phù hợp với những căn hộ có diện tích nhỏ, nội thất bếp thông minh giúp tận dụng tối đa mọi góc cạnh, tiết kiệm không gian, mang đến một căn bếp gọn gàng, thẩm mỹ. Bên cạnh đó, việc nấu nướng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Một số phụ kiện bếp thông minh được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Giá đỡ bát đĩa nâng hạ: Giúp bạn dễ dàng lấy và cất bát đĩa, tiết kiệm không gian.
- Thùng đựng gạo âm tủ: Giữ gạo luôn khô ráo, sạch sẽ và tiết kiệm diện tích.
- Phụ kiện góc tủ: Tận dụng tối đa không gian góc tủ, giúp bạn lưu trữ nhiều đồ dùng hơn.
- Kệ gia vị: Giúp bạn sắp xếp gia vị gọn gàng và dễ tìm kiếm.
Giá đỡ bát đĩa nâng hạ: Giúp bạn dễ dàng lấy và cất bát đĩa, tiết kiệm không gian. (Nguồn: suckhoedoisong)
2.5 Lựa chọn vật liệu mặt bếp chất lượng, dễ lau chùi, vệ sinh
Việc lựa chọn vật liệu mặt bếp không chỉ đơn thuần là quyết định về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng căn bếp. Một mặt bếp đẹp, bền và dễ vệ sinh sẽ góp phần tạo nên một không gian nấu nướng tiện nghi và hiện đại.
Nếu chọn phải loại vật liệu không phù hợp, sẽ dễ dẫn đến bị hư hại, làm tốn kém chi phí sửa chữa, thậm chí là thay mới. Hiện nay, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều vật liệu mặt bàn bếp ra đời với các phân khúc giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Dưới đây là một số vật liệu mặt bàn bếp phổ biến trên thị trường hiện nay:
- Đá hoa cương: Đây là dòng đá tự nhiên, mang đến vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho không gian bếp. Tuy nhiên, đá tự nhiên có ít lựa chọn về màu sắc và có thể bị ố vàng nếu không được vệ sinh đúng cách. Loại vật liệu này cũng có khả năng chống trầy xước và chống vết bẩn khá tốt. Tuy nhiên, để duy trì độ bóng và hạn chế bị thấm nước, bám bẩn thì cần phải phủ lớp chống thấm định kỳ.
- Đá thạch anh nhân tạo: Hiện nay, trên thị trường, loại đá này được xem là vật liệu lý tưởng cho mặt bàn bếp bởi chúng sở hữu nhiều điểm vượt trội so với các loại vật liệu truyền thống. Đây là vật liệu xu hướng của kiến trúc hiện đại nhờ có màu sắc và hoa văn đa dạng, dễ dàng hòa hợp với mọi phong cách thiết kế, tạo nên không gian sang trọng, hiện đại và tiện nghi. Đá thạch anh sở hữu độ cứng ấn tượng, có khả năng chống thấm, chống bám bẩn. Do đó, dễ dàng làm sạch, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc dọn dẹp bếp núc.
Xem thêm: Đá thạch anh nhân tạo là gì? Ưu và nhược điểm
- Đá cẩm thạch: Nổi bật với những đường vân đá tự nhiên và màu sắc đa dạng, đá marble mang đến cho không gian bếp sự hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, so với đá thạch anh nhân tạo và đá granite, đá marble dễ thấm ố hơn, có độ bền thấp, dễ bị bám bẩn, trầy xước nếu không được bảo quản cẩn thận. Do đó, để duy trì vẻ đẹp của mặt bếp đá marble, bạn cần phủ lớp chống thấm trên bề mặt đá, vệ sinh kỹ lưỡng và bảo dưỡng thường xuyên.
- Inox (thép trắng): Mặt bếp bằng inox (thép trắng) ngày càng được ưa chuộng trong các bếp hiện đại và công nghiệp bởi vẻ ngoài mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Loại vật liệu này mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như chịu nhiệt tốt, độ bền cao và dễ dàng làm sạch. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, mặt bếp inox dễ bị trầy xước bởi các vật dụng sắc nhọn, đồng thời dễ bám dấu vân tay, khiến cho mặt bếp mất đi vẻ thẩm mỹ.
Ngoài những vật liệu phổ biến kể trên thì thị trường còn cung cấp rất nhiều lựa chọn khác như kính, gỗ tự nhiên, laminate… Mỗi loại đều sở hữu những đặc tính riêng biệt, phù hợp với từng phong cách thiết kế và nhu cầu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn vật liệu mặt bếp không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng căn bếp. Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố như tính tiện lợi, độ bền, công năng và ngân sách để có được lựa chọn phù hợp nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vật liệu, đặc biệt là đá ốp mặt bếp, LUX đã vinh dự khi được đồng hành cùng nhiều kiến trúc sư và đội ngũ thi công dày dạn kinh nghiệm để kiến tạo những căn bếp không chỉ hoàn hảo về mặt chức năng mà còn phù hợp với các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
LUX hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ nguồn cảm hứng và hướng dẫn hữu ích cho những ai đang ấp ủ giấc mơ về một căn bếp lý tưởng. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại đá ốp bếp chất lượng với mức giá hợp lý, hãy khám phá sản phẩm của LUX. Đá LUX sở hữu độ bền cao cùng chính sách bảo hành lên đến 12 năm, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi chọn mua và sử dụng.
Quý khách cần tìm hiểu thêm bất kỳ thông tin nào hoặc tham khảo các mẫu đá nhân tạo gốc thạch anh, vui lòng liên hệ hotline hoặc inbox Fanpage “Đá nhân tạo gốc thạch anh LUX” để được đội ngũ nhân viên tư vấn và gửi báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm: